Hãy chủ động



Thói Quen 1, hãy chủ động, là chìa khóa mở ra mọi thói quen khác và vì thế nó đến trước. Thói quen 1 nói: " Tôi là sức mạnh tôi là thuyền trưởng của đời tôi. Tối có thể chọn thái độ cho tôi. Tối chịu trách nhiệm về hạnh phúc hoặc bất hạnh của chính tôi. Tồi là tài xế chiếc xe định mệnh đời tôi, chứ không phải là hành khách ngồi trên đó."


Chủ động là bước đầu tiên tiến đến thành công cá nhân. Bạn tưởng có thể học đại số trước khi học cộng trừ sao? Còn lầu.

Chủ động hay phản kháng là sự lựa chọn của bạn.
mỗi ngày bạn và tôi có 100 cơ hội để lựa chọn có nên chủ động hay phản kháng không. Vào một ngày nào đó thời tiết thì xấu, bạn không tìm ra chỗ làm, em bạn nó chôm mất cái áo của bạn, bạn không đượcbầu vào một vi trí nào đó ở trường, bạn bè nói sau lưng bạn bi ai đó chửi bới, bố mẹ không cho lấy xe chạy ( mà không có lí do)


7 THÓI QUEN GIÚP BẠN TRẺ THÀNH ĐẠT
SEAN COVEY


THÓI QUEN 1: CHỦ ĐỘNG.
TÔI LÀ SỨC MẠNH
lớn lên trong gia đình tôi đôi khi rất phiền phức. Tai sao,
Tại bố tôi luôn luôn khiên tôi nhận trách nhiệm về mọi sự trong đời tôi.
Nếu quyết tâm đi tìm hạnh phúc người ta se gặp được nó.  ABRAHAM LICOLN
 Mỗi khi tôi nói câu gì đó chẳng hạn như: " Bố, bạn giái của con nó làm con tức qua !" thi y như lần nào ông cũng trả lời: Này này Sean, không ai có thể làm con tức được trừ khi con để cho họ làm. Đó là lựa chọn của con, con chịu tức mà !"

Hoặc nếu tôi nói: " Ông thầy sinh vật mới của con thật là kinh khủng. Chắc con không học được cái gì đâu". Và bố thường đáp: Tại sao các con không đến gặp thầy và đưa ra vài đề nghị ? Hãy đồi thầy khác. Hoặc xin phòng giáo vụ can thiệp nếu cần thiết. Nếu con không học được môn sinh vật là lỗi của con Sean , không phải của thầy con."

Ông không bao giờ buông tha tôi, ông luôn thách đố tôi, cố làm sao để tôi không bao giờ đỗ lỗi cho người khác về cách mà tôi hành động. Cũng may là mẹ tôi để tôi đỗ lỗi cho người khác về cách mà tôi hành động.

Tôi thường gào lên ầm ĩ với bố tôi: " Bố sai rồi, con không chon tức giận, chính nó làm con tức giận. Thồi bầy giờ bố để con yên đi."

Bạn thấy đấy cái ý kiên của bố tôi bắt minh phải chịu trách nhiệm cho chính hành động của mình là một thứ thuốc khó nuốt trong thời choai choai của tôi. Nhưng với sự hiểu biết muộn mang tôi hiểu được sự khôn ngoan trong lời nói của ông. Ông muốn tôi hiểu rằng có hai loại người trên đời này - người chủ động và người phản kháng - những người chịu trách nhiệm về đời mình và những người trách móc; những người làm điều ấy xảy ra và những người chờ điều ấy xảy ra.